Sao Bạch Hổ

Sao Bạch Hổ trong Tử Vi

Sao Bạch Hổ :Hình thương, tai nạn, bệnh tật, thị phi, khẩu thiệt, hùng dũng.
Thuộc Kim, Hại tinh.

V.Dần, Dậu
Đ.đ. Tí, Ngọ.
H: Tuất.

Ý nghĩa của sao Bạch Hổ cung Mệnh Thân :

T.c. ác mà đa tư lự. Chủ sự không lành.

Bạch Hổ toạ Kim, Mệnh: trai 2 đời vợ, gái 2 đời chồng. Hổ ngộ Kinh: anh hùng mưu trí.

Bạch Hổ cư Dậu: tốt. Các cung khác: hay yếu đau.

Bạch Hổ, Thiên Khốc đồng cung tại Ty, Ngọ: tiền bần hậu phú. Hổ, Tham toạ Mệnh tại Tuất: bị hại vì thú dữ . Tang, nam Mệnh: có tài. Hổ, Diêu, nữ Mệnh: nhiều điều sầu tư. Hổ, Tang, Khốc: thương người hại của, làm ơn nên oán.
***
1) Bạch hổ- hãm địa chủ hình thương , tai nạn

2) Cư ở tật- ách chủ các bệnh về máu huyết, phong đàm hội với thiên- hình hãm chử mổ xẻ, châm chích tàn tật .

3) cư nơi miếu địa, thời tính tình cương cường, anh hùng quả cảm, tái kiên văn võ là cách tứ phương cũng phục anh hùng,

4) ở cung thân thuộc kim vượng địa, ví như cọp ra rừng đi kiếm ăn , còn có sự hiểm nguy, nhưng ở cung dậu âm kim là như tận dùng sâu, thâm sơn cùng cốc, hổ ở đây ví như đã ăn no về hang nằm nghĩ, nên Bạch hổ miếu ở dậu là nhập ý đó .
Bạch- hổ cư Dần Mão

5) Bạch hổ cư dần mão là hổ xuất sơn lâm, hổ ở đây ví như đã ra ngoài bìa rừng, có thể gặp nhiều hiểm nguy,chẳng han như thợ săn.

Cách đồng gia Của Bạch-Hổ và 1 chính tinh


6) 14 chính tinh khi 2 sao cư ở 1 cung là có sự tương đồng về bản chất, nên thường hay trao đổi cho nhau về việc sinh hoá tăng thêm sự rực rỡ tốt đẹp hoặc xấu xa là tuỳ theo các trung tiểu tinh đi theo phù tá.

7) Nếu Bạch-hổ cư cùng một cung với chính tinh thời nên xét chính tinh thuộc hành nào để luận đoán xấu tốt.

Thí dụ Bạch-hổ cư đồng cung với Tham-lang ở Mão là 2 sao này cùng cư nơi vương địa cả.

Tham-lang cư Mão, tử vi thường cho là cách hổ xuất lâm biên.

Ngũ hành vi căn bản

Muốn luận 2 sao này phải căn cứ vào ngũ hành, nếu trong cung Mão có nhiều sao thuộc mộc, lại có sao hỏa nữa, là mộc Tham-lang đủ sức họp thành đảng mà đoạt bạch hổ kim, vì hoả sẽ giúp cho mộc thêm rực rỡ, hay hoả là chất khắc chế kim, như vậy là Bạch-hổ kim kia sẽ bị cháy thêu. Nhưng ngược lại Bạch-hổ kim, nếu gặp thêm các sao thuộc kim, thời Bạch-hổ có thêm vây cánh để tiêu diệt Tham-lang mộc, như vậy là Tham-lang mộc không sống được vì lý kim khắc mộc.

Cũng như nhất quốc không thể lưỡng vương được, nếu hai anh hùng cùng một nơi dụng võ, tất phải có một bị tiêu diệt, là lý của một chính tinh khi đồng cung với Bạch-hổ.

Cần phải căn cứ vào ngũ hành của Mạnh để phân luận. Nếu Mạnh kim là hợp Bạch-hổ gia thêm sao kim là thắng Tham lang đó. Ngược lại thấy Mạnh mộc hội với nhiều sao mộc là Bạch-hổ sẽ chết.

Nên ở đẩu-số chỉ nhìn vào lá số mà biết người này bị cọp ăn, ngừơi thân phơi chiến địa là thế.

Đồng cung cách của Bạch hổ Thiên-tướng

Thí dụ Bạch-hổ Thiên-tướng cư Dần Mão cũng cùng chung một định luật cả, vì Thiên tướng là tướng-binh thiên về võ nghiệp mà Bạch-hổ có nhiều tính chất tướng, như vậy là hai ông chủ tướng lại càng không nên cư đồng gia, sự khắc chế lại càng nhiều tăng thêm lên.

***

Hai sao Tang-Hổ là bại-tinh, chủ hình thương, tai nạn bệnh tật.

Tang-môn cư Mão, ví như bằng sắc, hiệu lênh treo ở cửa nhà Trời. Bạch-hổ cư Dậu là cách Hổ khiếu tây phương

Hổ ở đây ví như đã no, nên về hang nghĩ, không còn hung nguy, vì Dậu coi như thâm sơn cùng cốc, không ai đặt chân tới, và Bạch-hổ Kim, Dậu là âm kim nên Hổ miếu là lý do đó.

Kết hợp với Đường-phù, Tấu-thư, ví như hổ mang hòm sắc đi đường xa, nên chẳng những anh hùng, mà văieät nam chương nữa.

Kết hợp với Phương-Long, Hoa-cái, thành bộ tứ Linh, có thể chấn át được hung tinh, nên lưu hạn gặp tứ Linh thời không sợ hung hoạ.

Hội nhân, thi cử, cầu công danh, mà gặp được tứ Linh là đắc cách.

Hội với Hình, và Phi, thời nên tùy nơi miếu hãm mà luận đoán, vì taïi họa hay bỉ sự cũng có thể đến một cách nhanh chóng được. Tang-Hổ hãm chủ phá bại tiền tài, công danh, nhị bạn mà gặp thời buồn thương khổ tránh.

Lâm Mạnh thời vẻ mặt không được tươi, u buồn, thường hay mắc chứng bệnh về phổi và ruột, nhất là những chứng áp huyết, và đờm nhiệt mà sinh bệnh lao.

Hội với Dương Đà, dễ bị yếu gân và các chứng kinh phong.

Đàn bà lưu hạn, khi lâm bồn, mà Tang-Hổ gặp Lưu-hà, thời phải quan phông, khó tránh

được sự châm chích mổ xẻ.

Trái lại Tang-Hổ miếu địa nhập Mạnh, là cách tứ phương cũng phục anh hùng, tính tình cương dũng, văn võ song toàn mà lập nên nghiệp lớn.

Sao Bạch Hổ
Sao Bạch Hổ





Previous
Next Post »